Về Côn Đảo thăm lại di tích khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Write By: Muiqa Published In: Việt Nam Created Date: 2016-04-15 Hits: 3678 Comment: 0

Nhà tù Côn Đảo nơi ghi dấu những chiến tích anh hùng của những chiến sĩ cộng sản xưa đã đấu tranh kiên cường bất khuất trước sự tra tấn của quân Pháp và Mỹ.

Mỗi khi đến tour du lịch Côn Đảo điều đầu tiên mọi người hẳn sẽ liên tưởng tưởng biết danh “Địa ngục trần gian” để nói về những sự tra tấn, những gông cùm xiềng xích và thực dân Pháp và Mỹ đã làm với những anh hùng cách mạng lịch sử xưa với một hệ thống các cụm công trình nhà tù, trại cải tạo như khu biệt lập Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại tù Phú Sơn, trại tù Phú Hải... để giam giữ tra tấn giết các tù nhân và đè bẹp ý chí chiến đấu của họ. Nhưng những anh hùng đó vẫn luôn chiến đấu bất khuất cho dù có bị tra tấn hi sinh.

>>> Du lịch Côn Đảo nổi tiếng với câu nói Côn Đảo “Máu và Biển”

>>> Quần đảo Côn Đảo khám phá 16 hòn đảo xinh đẹp

Lý do thực dân Pháp lựa chọn Côn Đảo để xây dựng hệ thống nhà tù bởi vì:

 Với địa lý của Côn Đảo là bốn hướng ra mặt biển, cách đất liền khoảng 30 hải lý. Nếu bị giam giữ ở trên đây rất khó để trốn thoát khỏi được. Vì vậy Nếu giam giữ các tù nhân tại đây họ sẽ cô lập được các thành phần tù nhân nguy hiển chống lại chính sách cai trị của nhà nước thuộc địa và có hại cho an ninh ở thuộc địa.

Ngoài ra khi giam giữ tù nhân họ đã dùng những chế độ khắc nghiệt để tra tấn, đè bẹp ý chí và giết dần những tù nhân. Không những thế họ còn bóc lột sức lao động của tù nhân để xây dựng và khai thác thuộc địa. Chúng cho xây dựng hàng trăm xà lim, phòng giam, phòng biệt lập, ít nhất 18 sở tù để đày ải những người yêu nước và tù chính trị làm lao dịch khổ sai.

Về Côn Đảo thăm lại di tích  khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo thuộc loại lâu đời và lớn nhất ở Việt Nam. Trong 113 năm tồn tại (1862 – 1975), nơi đây đã giam cầm và đày ải hàng trăm ngàn chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Cao điểm nhất vào năm 1942, nhà tù Côn Đảo đã giam cầm trên 4.400 chiến sỹ và những người yêu nước cách mạng. Nhiều phòng giam lẽ ra chỉ giam cầm từ 40 – 50 tù nhân nhưng chúng lại giam cầm đến trăm người làm cho một số tù nhân chết vì thiếu không khí.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Pháp bao gồm các trại: trại tù Phú Hải, trại tù Phú Sơn, trại tù Phú Thọ - Biệt lập chuồng gà, trại Phú Cường, Biệt Lập Chuồng Bò, Chuồng Cọp (trại Phú Tường). Khu biệt lập Chuồng Bò do thực dân Pháp xây dựng năm 1876 và được Mỹ mở rộng thêm vào năm 1963.

Về Côn Đảo thăm lại di tích  khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Trại tù Phú Hải: còn được gọi là trung tâm cải huấn trại Phú Hải, nơi đây dùng các đòn tâm lý để giáo dục, thuyết phục các chiến sỹ của ta quay lưng lại với phong trào cách mạng. Nếu chúng không mua chuộng được thì sẽ giam cầm và giết hại. Chúa đảo còn lập ra các sân chơi, giếng tắm, nhà vệ sinh, bếp ăn, nhà nguyện, bệnh xá... nhưng các tù nhân không được dùng. Xây dựng lên chỉ nhằm đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.

Chuồng Cọp kiểu Pháp xây dựng bao gồm 120 phòng biệt giam chia làm 2 khu. Đặ điểm bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho các cai ngục đi lại kiểm soát đánh đạp và dội nước bẩn,... Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là Phòng tắm nắng (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn.

Về Côn Đảo thăm lại di tích  khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này.

Người tù ở Côn Đảo không chỉ bị bỏ đói còn bị xiềng chân, tra tấn dã man, và lao dịch khổ sai như đập đá làm đường, xây dựng cầu tàu, đốn gỗ, xay lúa, lấy san hô nung vôi... Lao động vất vả như vậy nhưng chế độ ăn uống vô cùng kham khổ, thậm chí chúng trộn lẫn cơm cùng với cát, sạn, thóc, trấu mảnh sành. Nhiều cuộc đấu tranh của những người tù Côn Đảo đã nổ ra để phản đối lại chính sách bạo tàn của thực dân Pháp. Những người tù đã bí mật thành lập chi bộ Đảng để tập hợp, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị vô nhân đạo, biến nhà tù Côn Đảo thành trường học chủ nghĩa Cộng sản.

Về Côn Đảo thăm lại di tích  khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Côn Đảo, năm 1955, Mỹ ngụy tiếp quản Côn Đảo. Chúng xây dựng thêm 4 trại giam mới gồm Trại 5 (Trại Phú Phong); Trại 6 (Trại Phú An); Trại 7 (Trại Phú Bình - Chuồng Cọp kiểu Mỹ) và Trại 8 (Trại Phú Hưng). Mỗi trại tù có 2 dãy, mỗi dãy có 48 phòng giam biệt lập.

Những người tù bị chúng đưa về đây để tra xét tàn bạo với những công cụ tra tấn rùng rợn, phi nhân tính. Mỹ - Ngụy sử dụng các hình thức tâm lý chiến, tra tấn, nhục hình nhằm trấn áp cả thể xác lẫn tinh thần của người tù Côn Đảo. Chúng cho tù nhân vào thùng phi rồi đổ đầy nước lấy gậy đập mạnh phía ngoài thùng phi, chúng đánh đập, dùng điện gí vào tai, nhốt người tù vào chuồng cọp, rải vôi sống, cho phơi nắng, phơi sương nhiều tuần liền, ngâm tù nhân vào trong hầm phân bò...

Về Côn Đảo thăm lại di tích  khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Biệt lập Chuồng Bò: Trại được xây dựng để nuôi heo bò nhưng sau này để sử dụng để làm trại tù, nhưng vẫn có một phần tiếp tục để nuôi súc vật để ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn.

Hầm phân bò: Người ta nói rằng mãi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới, hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ chuồng bò trong ảnh trên dùng để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì chết vì sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.

Những người nữ cách mạng của ta bị nhốt vào chuồng Cọp, không được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp. Chị Bé đã dùng dao làm để tự mổ bụng, cắt ruột và ném vào mặt cai ngục.

Về Côn Đảo thăm lại di tích  khu giam giữ nhà tù Côn Đảo

Ngày nay, Côn Đảo giờ đây là một quần đảo thiên đường với vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn nhất Thế giới đi từ một "địa ngục trần gian". Các trại trong hệ thống nhà tù Côn Đảo vẫn còn đó với 9 trại tù Trại Phú Hải, Trại Phú Sơn, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, Chuồng Cọp Pháp, Khu biệt lập Chuồng Bò, Trại Phú Phong, Trại Phú An, Chuồng Cọp Mỹ, và Trại Phú Hưng. Hệ thống nhà tù Côn Đảo được mở cho công chúng đến tham quan như là một bảo tàng nhỏ để khách du lịch Côn Đảo tìm về với lịch sử của hòn đảo này. Đó là những chứng tích, là lời tố cáo về tội ác của các thế lực xâm lược Việt Nam suốt 113 năm.

Tìm về nơi đây để tìm về cội nguồn, nhớ về truyền thống cách mạng thế hệ cha anh, mãi mãi biết ơn những hy sinh xương máu của một thời dân tộc bị xiềng xích.

Ngày nay bạn đã có thể dễ dàng đặt vé máy bay, vé tàu để du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm. Là một điểm đến không thể bỏ qua để thư giãn và tìm về với dòng lịch sử hào hùng của dân tộc.

Tours đặc biệt của chúng tôi

Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
Tour du lịch Đà Nẵng
Tour du lịch Nha Trang

 

Powered By ICT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DVDL QUỐC ANH © 2024 by ICT Group All reversed.