Du lịch Hà Giang khám phá những món đặc sản (Phần 1)

Write By: Muiqa Published In: Việt Nam Created Date: 2015-08-28 Hits: 1452 Comment: 0

Hà Giang không chỉ khiến người ta mê mẩn với vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Tây Bắc mà còn nổi tiếng của những món ăn đặc sản. Cùng Du lịch Quốc Anh khám phá những đặc sản nơi đây.

THẮNG CỐ

 Thắng Cố là đặc sản chỉ có vùng miền núi mới có nên nhiều du khách từ dưới xuôi lên đều thích thú, một món ăn dân dã có sức hấp dẫn đến lạ kì. Là món ăn truyền thống của dân tộc Mông và các dân tộc ở Hà Giang. Đến nay đã trở thành món ăn “khoái khẩu” của đông đảo nhân dân. “Thắng cố” tiếng địa phương có nghĩa là “canh thịt” Trong nồi thắng cố gồm chủ yếu là xương, thịt gia súc cùng lục phủ ngũ tạng, chủ yếu là thịt ngựa. Theo dân gian truyền lại món thắng cố được người Mông mang theo về Việt Nam cách đây khoảng 300 năm và sự tích “nồi da xáo thịt” thời loạn lạc. Người Mông (Miêu) cũng nằm trong số sắc tộc bị săn lùng giữa các dân tộc buộc phải ly hương. Cuộc thiên di tán tác ấy đến khi lương thảo đã cạn, họ thịt cả những chiến mã để cứu quân lính. Không có xoong, chảo, họ đã dùng da ngựa làm thành cái chảo lớn và sử dụng toàn bộ con ngựa làm thực phẩm. Và từ đó đến nay, món thắng cố đã trở thành món ăn truyền thống của người Mông.

Du lịch Hà Giang khám phá những món đặc sản

Đồng bào Mông thường mang theo mèn mén, đến chợ mua thêm bát rượu và thắng cố là có thể mời bạn bè vui chung. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên một tấm gỗ dài và ăn bằng muôi (muỗng) gỗ. Bên cạnh bao giờ cũng có bát muối cùng với ớt tươi dầm thật cay. Một muôi thắng cố nóng với chút muối ớt sẽ rất đậm đà. Ăn thắng cố nhất thiết phải có bạn để hỏi thăm chuyện gia đình, chúc nhau sức khỏe và cười vang chợ. Uống rượu đến độ ngà ngà sẽ hát và thổi khèn. Con trai con gái đều có thể say rượu bên bàn thắng cố.  Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn. Đó cũng là một nét văn hóa riêng của người Hà Giang.

THỊT TRÂU GÁC BẾP

 Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc.

 Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Để gia giảm thêm nhiều hương vị người ta ướp thêm những gia vị rất quen thuộc: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Người Hà Giang có một thứ gia vị đặc biệt là mắc khén- một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng. Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…

Du lịch Hà Giang khám phá những món đặc sản

 Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn… thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.

 Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người Thái mà theo chân những vị khách đến khắp mọi miền. Cũng vì thế, cách thưởng thức nó mỗi nơi một khác.

LẠP XƯỞNG

 Lạp xưởng gác bếp là món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc các tỉnh phía bắc. Có rất nhiều nơi làm món  lạp xưởng này, mỗi nơi một hương bị khác nhau nhưng ngon nhất, đậm đà nhất phải nói đến lạp xưởng gác bếp Hà Giang. Cứ đến cuối tháng Chạp, người dân từ các bản làng lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ dăm ba nhà lại cung nhau một con. Thịt thì để làm bánh chưng, làm món kho, món nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày Tết. Và người ta để dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp xưởng.

 Người ta chọn nhân lạp xưởng là loại thịt vừa nạc vừa mỡ. Loại thịt đảm bảo cho chất lượng của lạp xưởng là thịt vai. Thịt được lọc bỏ bớt bì sau đó ướp muối, đường, bột ngọt và không thế thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mật khô xay nhỏ ướp cùng. Tiếp đến là nhồi lạp xưởng. Để lạp xưởng khỏi nứt, thi thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho thoát khi. Sau khi nhồi xong thì đem đi phơi nắng cho khô dần. hoặc đem hong trên gác bếp.

Du lịch Hà Giang khám phá những món đặc sản

 Nếu làm lạp xưởng 27, 28 thì đến khoảng mồng 2, mồng 3 là được ăn. Lạp xưởng khi khô thì để nguyên cả khúc đem chiên cho chín rồi mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng. hoặc cho vào chảo mỡ đảo lên, rưới thêm ít nước mắm rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp xưởng thơm phức, mới trong đã thấy thèm. Đọc xong đến đây thôi chắc đã nhiều quý vị đã thèm lắm rồi. Đi tour Hà Giang ngay để thưởng thức lạp xưởng nào.

CƠM LAM BẮC MÊ

 Hương vị đậm đà của món cơm lam Bắc Mê mang đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Là đặc sản mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi và không quên mua về làm quà.

 Kỹ thuật chế biến cơm lam cũng thật đơn giản và không tốn kém. Nguyên liệu là loại gạo nếp được trồng trên nương, ngâm kỹ trong nước. Dùng loại thân cây tre, trúc chặt từ trên núi mang về rồi chặt bỏ một đầu, gạo nếp được vo sạch, bỏ thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre rồi đổ nước vào ống sao cho vừa bằng với lớp gạo trên cùng, miệng ống được nút bằng lá chuối dong hoặc lá chuối tươi. Đem những ống tre đó đốt trên bếp than hồng, vừa đốt vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Khoảng một giờ sau, khi thấy mùi thơm của cơm tỏa ra thơm lừng là lúc cơm đã chín.

Du lịch Hà Giang khám phá những món đặc sản

 Ngày trước cơm lam là món ăn ưu tiên cho những sản phụ, nhất là những phụ nữ trong thời kỳ nuôi con bú vì người dân cho rằng ăn cơm lam sẽ tránh được các chất kim loại như: sắt, nhôm, đồng do việc ta nấu cơm bằng nồi kim loại sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm sữa cũng như chất lượng nguồn sữa của người mẹ.

 Trước khi ăn cơm lam ta dùng dao chẻ bỏ phần vỏ đã cháy đen bên ngoài và chỉ để lại một lớp vỏ mỏng bên trong để tiện khi ăn. Khi thưởng thức cơm lam, ta cảm nhận vị thơm quyện cùng với mùi lá chuối và ống nướng thật hấp dẫn. Cơm có thể ăn cùng với muối vừng hay các món cá suối nướng sẽ thơm và bùi hơn, nếu bạn đã thưởng thức món cơm lam một lần thì chắc hẳn không thể nào quên hương vị đậm đà mang nhiều hương vị đặc trưng của vùng cao. Cơm lam Bắc Mê là thứ đặc sản của núi rừng mà bất cứ ai khi đến đây cũng muốn mua về làm quà biếu những người thân yêu của mình.

XÔI NGŨ SẮC

 Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của hầu hết các đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng cao nguyên đá, đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày trong các dịp lễ tết, hội hè.. Xôi thường có 5 màu nên người ta gọi chung là xôi ngũ sắc.

 Xôi ngũ sắc Hà Giang thường gồm các màu: trắng, đỏ , xanh, tím, vàng. Không phải ngẫu nhiên mà người Tày lại chế biến món xôi thành những màu như thế này. Mỗi màu xôi lại truyền tải một ý nghĩa nhất định. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Màu vàng tượng trưng cho hành trung tâm tức thổ, với ý tôn thờ đất đai, cầu mong thổ nhưỡng luôn phì nhiêu, thuận lợi. Màu xanh tượng trừng cho mộc, cầu mong cây cối luôn tốt tươi, thóc đầy nương, ngô đầy bồ. Màu trắng tượng trưng cho kim, màu tím tượng trưng cho thuỷ. Tất cả hợp thành món xôi không chỉ đẹp mắt mà rất hoà hợp với âm dương, ngũ hành. Sự hoài hoà của âm dương, ngũ hành sẽ làm nên sự tốt tươi của mối quan hệ : Thiên – Địa – Nhân.

Du lịch Hà Giang khám phá những món đặc sản

 Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có một cách làm riêng. Như màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau…Người xưa quan niệm ngày lễ, tết được ăn xôi năm màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành.

>>>Xem thêm Tour Du lịch Hà Giang hấp dẫn khác

Tours đặc biệt của chúng tôi

Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
Tour du lịch Đà Nẵng
Tour du lịch Nha Trang

 

Powered By ICT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DVDL QUỐC ANH © 2024 by ICT Group All reversed.