THỊT CUỘT LA CHÍ
Thịt chuột là món ăn không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân La Chí Hà Giang. Chuột được chế biến thành nhiều món rất thơm ngon như chuột nướng, chuột xào, chuột treo gác bếp… Con chuột ngoài vai trò là vật hiến tế trong lễ cúng Thần Rắn trong rừng cấm Me Meo, thì nó còn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống thực tại cũng như đời sống tâm linh của người La Chí.
Nếu bạn đến Hoàng Su Phì, hỏi về các món ăn đặc sản ngoài thắng cố, rượu ngô của người Mông, lợn cắp nách của người Mán, thịt chua của người Nùng, thì chuột khô chính là đặc sản của người La Chí. Món chuột được đồng bào La Chí chế biến thành hàng chục món khác nhau, nhưng phổ biến nhất là 2 mín gồm nướng và treo gác bếp.
Chuột được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên từ đít lên đầu đem thui với rơm nếp cho vàng ruộm, rồi mổ bụng, lột bỏ nội tạng, rửa sạch, sau đó xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng, cùng một số gia vị khác. Nếu ăn nướng thì kepjq ue nướng trên than củi ở bếp giữu nhà cho chín rồi ăn luôn. Vào mùa vụ thu hoạch lúa, chuột ăn không xuể thì đồng bào La Chí làm món chuột khô để ăn dần. Ngồi bên bếp lửa hồng, giữa cảnh rừng núi hoang rậm, ăn thịt chuột và uống rượu bằng sừng trâu có cảm giác rất thi vị, gợi về một thuở xa xưa.
BÁNH TAM GIÁC MẠCH
Hoa Tam giác mạch không biết tự bao giờ đã trở thành một biểu tượng đẹp của Hà Giang. Cứ vào cuối mùa thu, sắc tím hồng của loài này lại phủ tràn khắp các miền rẻo cao nguyên xinh đẹp. Chắc hẳn ai cũng không khỏi ngạc nhiên khi biết được rằng loài hoa này cũng có thể làm được bánh. Những tấm bánh tròn xếp chồng lên nhau, tím một màu.
Bánh tam giác mạch được làm từ hạt hoa tam giác mạch. Hạt tam giác mạch bé xíu còn chưa bằng nửa hạt đậu đen, xay nhỏ thành thứ bột thật mịn. Bột nhào với nước thành hỗn hợp dẻo mềm rồi cho vào khuôn đúc thành từng tấm bánh tròn xoe. Bột được xay bằng tay, nếu không khéo thì bánh rất dễ bị lợn cợn, khó ăn. Hạt tam giác mạch phơi khô đến chừng nào cũng là bí quyết của người dân nơi đây. Bánh được hấp chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như các họ ăn bánh ngô, bánh gạo xôi ngũ sắc.
RƯỢU NGÔ THANH VÂN
Rượu ngô một thức uống đặc sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đã ai từng đặt chân lên thăm bà con dân tộc Mông nơi đây, chắc không thể nào quên bởi không chỉ là ấn tượng về nền văn hóa đa dạng mà còn là tình cảm bà con dành cho những du khách phương xa qua chén rượu nghĩa, rượu tình.
Hai yếu tố tạo nên sự độc đáo của rượu ngô Thanh Vân, đó là nguồn nước và men, Nguồn nước nấu rượu được khơi mạch từ đỉnh núi giáp biên giới Việt- Trung với độ cao khoảng 1000m so với mặt nước biển. Dòng nước chảy qua nhiều khe đá, khi về đến Thanh Vân nó trong suốt như nước khoáng đóng chai, lạnh khoảng 15 độ. Khi người dân dùng ngồn nước này và men hảo hạng được tạo lên bởi hàng chục thứ là thuốc hái từ rừng già để nấu rượu sẽ cho ra sản phầm thơm, ngon tuyệt hảo.
Muốn có rượu ngon, phải kiếm đủ 36 loại lá rừng sau đó thái nhỏ, trộn với bột ngô, bột kê, men cũ để khoảng 1 ngày đêm, khi ra mốc trắng thì xếp ủ khoảng 2 ngày rồi phơi khô. Hạt ngô làm rượu phải nấu nát, trộn men, ủ 2 ngày đêm, sau đó cho vào chum ủ 5-6 ngày mới chưng cất. Việc nấu rượu phải tuân thủ đúng quy trình, qua nhiều công đoạn theo phương pháp cổ truyền.
ĐẶC SẢN PHỞ CHUA
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ trung Quốc, mà người ta vẫn hay gọi là “Lường Pàn” nghĩa là “Phở mát”. Món này có vị chua chua, lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè. Ngày xưa, pở chua hay được người dân tộc sử dụng trong các đám cỗ của gia đình và thường thì không thể thiếu. Nhưng bây giò, phở chua không chỉ làm món ăn cỗ trong gia đình mà chúng đã phổ biến được nhiều người lựa chọn làm món điểm tâm. Những du khách tới Hà Giang, nghỉ chân ven đường cũng không quên lựa chọn cho mình bát phở chưa để thỏa cơn đói.
Nguyên liệu món Phở chua bao gồm: thịt lớn rán (xá xíu), vịt quay, lạc đã chao dầu, lạp xường hoặc xúc xích tự chế. Ngoài ra còn có rau ăn kèm gồm: rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ hoặc dưa chuột nạo. Nguyên liệu chính là bánh phở yêu cầu phải là bánh phở tươi được tráng mềm không dùng bánh phở khô.
Cái cốt yếu tạo nên phong vị của phở chua chính là nước dùng trong tiếng Trung Quốc gọi là “nước lủ” – nước chua ngọt. Nước chua ngọt này được tạo nên bởi một loại dấm thật chua hòa với đường, cùng với bột sắn quấy sệt thêm một chút gia vị - tất cả được đun sôi lên và quấy đều tay.
Bánh phở được dàn đều ra đĩa phủ lên những lát thịt lợn, lạp xưởng rán cháy cạnh, vài miếng thịt vịt quay vàng rộm điểm vài ngọn rau húng thêm chút lạc chao dầu đập dập. Sau đó rưới nước dùng vào thành Phở chua ngọt ăn kèm ớt xào, ớt chưng hoặc ớt tương. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn, ta có thể uống kèm rượu ngô, cũng có thể là rượu cẩm hoặc rượu vang. Yêu cầu của món ăn là bánh phở phải tươi, giấm phải thật chua và là loại giấm ngon. Đối với người Trung Quốc phở chua còn là một thứ giải khát quen thuộc.
Các bạn hãy tham gia Tour Du lịch Hà Giang để thưởng thức những đặc sản nơi đây.
>>>Xem thêm Tour Du lịch Hà Giang trong mùa hoa tam giác mạch
>>>Xem thêm Tour Du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm