Người Lô Lô là một trong các số dân tộc thiểu số của Thái Lan và Trung Quốc. Tên Lô Lô (lolo) ở Trung Quốc có khi được coi là mang sắc thái không hay nhưng lại là tên tự gọi ở Việt Nam và Thái Lan.
Nguồn sống chủ yếu của người Lô Lô là trồng ngô hoặc lúa nương. Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Có hai nhóm: Lô Lô hoa hay Di trắng (bình dân) và Lô Lô đen hay Di đen (quý tộc).
Dù sinh sống giữa đồng bào Mông song người Lô Lô vẫn cư trú thành xóm riêng biệt, chừng dăm bảy chục hộ quây quần với nhau. Nhà cửa được sắp xếp theo một trật tự nhất chung đó là dựa lưng vào núi, nhìn ra thung lũng nên tương đối thoáng mát. Hầu hết người Lô Lô ở nhà đất trình tường. Nhìn từ ngoài vào có vẻ không khác mấy so với nhà trình tường của người Mông nhưng khi quan sát cách thức bố trí, sử dụng không gian trong nhà thì mới thấy sự khác biệt. Đối diện với của chính là bàn thờ tổ tiên, đặt sát vách được làm bằng những miếng gỗ hoặc mo tre vẽ mặt hình nhân tượng trưng cho các thế hệ tổ tiên được thờ. Đây có lẽ cũng là nét độc đáo có riêng ở dân tộc này. Mỗi làng thường có chung một khu rừng thiêng, cấm kỵ chặt phá. Trong quan niệm của đồng bào này đây là nơi trú ngụ của thần linh nhưng trong thực tế đó cũng là nơi giữ nguồn nước cho cả xóm. Trong xóm Lô Lô, các cây cổ thụ cho bóng mát cũng được người dân ý thức giữ gìn, góp phần tạo nên cảnh quan riêng cho những chòm xóm người Lô Lô.
Nét văn hóa độc đáo, đa dạng của người Lô Lô được thể hiện qua các điệu nhảy, hát ca, truyện cổ.. Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt rất sặc sỡ.
Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với mỗi tên một con vật.
Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ là được giữ trống. Trống chỉ được sử dụng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa. Họ là một trong các dân tộc ở Việt Nam hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thủy. Theo huyền thoại thì ngày xưa nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ tróng nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thủy tổ của người tái sinh.
Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tổn rõ ràng với lối hòa tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống.
Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên.
Nếu nói về bản sắc văn hoá riêng của dân tộc này thì không thể không kể đến bộ trang phục truyền thống của nữ giới. Phụ nữ Lô Lô Đen mặc áo cổ vuông chui đầu có các mảng hoa văn hình chim vòng quanh thân áo. Tay áo rộng được ghép bằng nhiều vòng vải màu khác nhau. áo kết hợp với váy và mảnh vải hình chữ nhật dài chùm phía sau hông, xà cạp quấn chân... Phụ nữLô Lô Hoa lại mặc áo cánh cổ tròn, xẻ ngực. Tay áo cắt chẽn, được ghép bằng các vòng vải màu khác nhau. Khác với nhóm Lô Lô Đen, phụ nữ Lô Lô Hoa lại mặc quần ống què có trang trí hoa văn. Dù có điểm khác nhau nhưng bộ trang phục nữ giới của hai nhóm này đều rất đẹp, được làm rất công phu, trang trí các loại hoa văn như: Hoa văn hình học ( hình tam giác, hình vuông), hình quả thảo quả, hình chim “ngó bá”... thể hiện trình độ, khiếu thẩm mỹ tinh tế của đồng bào. Với sắc màu nóng đậm, bộ trang phục nữ Lô Lô được kết hợp với những đồ trang sức bằng bạc, nhôm có sắc trắng, sáng lấp lánh... cho thêm phần duyên dáng.
Với tính cách kín đáo, tế nhị, người Lô Lô sinh sống hòa đồng, đoàn kết với các dân tộc xung quanh, xong cách sống vẫn mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Thanh niên nam, nữ Lô Lô được tự do tìm hiểu để đi đến hôn nhân. Ở dân tộc này, vai trò của ông cậu có vai trò rất quan trọng từ việc thách cưới, giao nhận lễ vật đến việc đem của hồi môn sang nhà trai đều một tay ông cậu đứng ra chủ trì. Dù trước đây hay bây giờ thì người Lô Lô vẫn chung thủy và tôn trọng hôn nhân một vợ một chồng. Nếu như trong cưới xin, để phù hợp với nếp sống mới, nhiều nghi lễ đã bị loại bỏ dân thì trong tang ma của dân tộc này, các nghi lễ phải được tiến hành nghiêm ngặt đúng phong tục. Bố mẹ qua đời phải ít nhất 1 năm con cái mới được dựng vợ gả chồng. Người ta cúng tổ tiên, ông bà vào các dịp như rằm tháng 7, tết năm mới. Chu kỳ đời người từ sinh nở, cưới xin, tang ma đều mang đậm dấu ấn văn hoá Lô Lô, có cái còn, có cái đã cải biến cho phù hợp với cuộc sống hôm nay.
Xem thêm Tour Du lịch Hà Giag trong mùa hoa Tam giác mạch
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM & DVDL QUỐC ANH
Điện thoại: (04) 6674.1809 // (04) 730.51809 * Fax: (04) 730.61809
Hotline: 0988.555.034 // 0936.363910
E.mail: quocanhtravel@gmail.com
Website: dulich.qag.vn