Những kiểu cầu hôn có một không hai của Tây Bắc

Write By: Muiqa Published In: Việt Nam Created Date: 2015-09-10 Hits: 1662 Comment: 0

Miền núi Tây Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa vùng cao. Văn hóa cưới xin nơi đây là một nét độc đáo có một không hai mà không nơi nào có.

 Tổ chức đám cưới 2 lần

 Người Hà Nhìn sinh sống ở vùng đất giáp ranh Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Trùm chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.

Những kiểu cầu hôn có một không hai của Tây Bắc

 Thiếu nữ Hà Nhì chuẩn bị trang phục trong ngày có lễ hội

 Thanh niên Hà Nhìn được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ cưới trước bàn thờ “kính cáo” với tổ tiên gia đình mình có cô dâu mới, sau đó nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui. Nếu có điều kiện thì nhà trai mang lễ sang nhà cô dâu, gồm: mấy đồng bạc trắng (nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói… Đây là lần cưới đầu tiên của chàng trai. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng. Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai… với chính vợ mình.

 Sau hai lần ăn hỏi… mới được kết hôn

 Đó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Đỏ. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào thì chàng trai về nói với bố mẹ tới nhà gái hỏi tuổi người yêu mình. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn gả con hay không thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối chận đồng bạc trắng ấy.

Những kiểu cầu hôn có một không hai của Tây Bắc

 Đám cưới của người Dao Đỏ

 Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó không thấy nhà gái mang trả đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con gái cho mình. Gia đình nhà trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái. Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.

 Nối bật nhất trong đám cưới của người Dao Đỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm lên chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những chiếc lắc đồng xinh xinh. Mũ áo của cô dâu người Dao Đỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về màu sắc và sự tinh xảo trong tường đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.

Giúp nhau… kéo vợ về nhà

 Người dân tộc Mông ở vùng núi Tây Bắc, dù là người Mông hoa, Mông trắng hay Mông đen, dù mang họ gì  (họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu…), khi trai gái yêu nhau mà phát hiện ra ngẫu nhiên có họ giống nhau thì tuyệt đối không được phép cưới nhau.

 Theo quan niệm truyền thống của người dân tộc Mông, đã cùng nhau mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi như anh em cùng họ hàng, dòng tộc.

 Người dân tộc Mông còn có tục lệ cầu hôn có một không hai đó là tục “kéo vợ”. Khi một chàng trai nào đó chấm được cô gái mình thích sẽ nhờ các bạn trai tổ chức “kéo vợ” và cô gái ấy sẽ bị kéo về nhà chàng trai ở vài ngày.

Những kiểu cầu hôn có một không hai của Tây Bắc

Chàng trai, cô gái trong đêm chợ tình Sapa

 Sau 3 ngày bị “nhốt” trong nhà chàng trai, nếu cô gái không muốn trốn khỏi nơi đó có nghĩa là cô đã đồng ý làm vợ chàng trai.

 Vài hôm sau cha mẹ chàng trai nhờ ông mai, bà mối tới nhà gái xin phép cho đôi bạn trẻ tổ chức đám cưới theo phong tục người Mông.

 Cưới vợ sau 3 năm ở rể

 Với người dân tộc Thái, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn bè mang những chiếc khèn đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Qua thời gian tìm hiều, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân.

 Theo tục lệ, người con trai phải đến nhà người con gái ở trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức. Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới và chỉ được phép ang theo một con dao để làm việc. Sau thời gian “thử thách” 3 tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nahf báo cho bố mẹ mình biết. Lần này, anh ta mới được amng tư trang của mình đến nhà bạn gái và ở đó suốt 3 năm.

 Lễ thành hôn chính thức chỉ được tiến hành sau 3 năm. Sau 3 năm đó, nếu đồng ý lấy chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai mang đến. Cô nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản kháng bằng cách tự cắt tóc mình.

Những kiểu cầu hôn có một không hai của Tây Bắc

Thiếu nữ Thái thêu thùa rất giỏi

 Sau lễ cưới, chủ rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải chuẩn bị nhiều quà biết cho gia đình bên chông như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng và những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng.

 Ngày nay, tục lễ cưới xin ở một số dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc cũng hạn chế được một số thủ tục rườm rà, lạc hậu nhưng nó vẫn luôn giữ được những nét độc đáo của vùng núi rừng Tây Bắc xưa.

Xem thêm Tour Du lịch Tây Bắc

Xem thêm Tour Du lịch Tây Bắc 6 ngày 5 đêm

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TM & DVDL QUỐC ANH

Địa chỉ: Số 3, Ngõ 93, Lê Thanh Nghị, Hà Nội

Điện thoại: (04) 6674.1809 // (04) 730.51809 * Fax: (04) 730.61809

Hotline: 0988.555.034 // 0936.363910

E.mail: quocanhtravel@gmail.com

Tours đặc biệt của chúng tôi

Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
Tour du lịch Đà Nẵng
Tour du lịch Nha Trang

 

Powered By ICT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DVDL QUỐC ANH © 2024 by ICT Group All reversed.