Những điểm độc lạ của ẩm thực Nhật Bản

Write By: dulichqag Published In: Quốc tế Created Date: 2016-09-29 Hits: 1044 Comment: 0

Du lịch Nhật Bản quý khách không chỉ khám phá phong cảnh thiên nhiên, mà còn tìm hiểu về văn hóa của người  Nhật, văn hóa đó được  thể hiện khá rõ nét trong âm thực truyền thống của xứ sở "mặt trời mọc"

 
Ẩm thực Nhật Bản còn được gọi là Washoku, cũng thú vị như văn hóa và truyền thống của nước này. Đến xứ Phù Tang mà không trải nghiệm các món ăn sẽ là một thiếu sót lớn.
Thực phẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong nền văn hóa của đất nước "Mặt trời mọc". Từ những nguyên liệu riêng biệt đến một bữa ăn tổng thể họ tạo nên, mỗi thứ đều chứa đựng những truyền thống cụ thể và đặc trưng mà người dân Nhật Bản còn lưu giữ đến tận ngày nay trong cách nấu nướng, cho phép ta tận hưởng những món ăn thơm ngon đầy hương vị.
 
Người Nhật làm ra những món ăn đặc trưng theo mỗi mùa
Họ sự dụng những nguyên liệu chín và có chất lượng hàng đầu của mùa hiện tại để chế biến. Ví dụ, họ đặc biệt ưa dùng măng vào mùa Xuân và hạt dẻ vào mùa Thu, bởi đó là những vật phẩm đặc trưng nhất cho mùa ấy. Không chỉ bởi khắt khe trong việc sử dụng nguyên liệu theo mùa, mà chính nhờ việc thể hiện những món ăn đó thể phản ánh thời gian của năm. Giả như vào mùa Xuân, bạn có thể sắp xếp món ăn như những cánh hoa anh đào, hay mùa hè được thể hiện bằng hình ảnh dòng sông đang chảy hay thác nước.
 
Văn hóa giao thoa: Ẩm thực Nhật Bản độc đáo ở chỗ nó là sự pha trộn của một số nền văn hóa. Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó người Nhật sáng tạo và phát triển kiểu ramen của riêng mình. Không chỉ ramen, nhiều món ăn khác của Nhật cũng là sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa đông và tây.
Bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe: Đồ ăn Nhật chứa ít calories nhưng rất nhiều dinh dưỡng. Các món ăn thường gồm đậu nành, nước dùng nấu từ cá, rau và các phụ gia theo mùa. Do vậy, ẩm thực Nhật Bản không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe.
 
Mỗi vùng có phong cách ẩm thực riêng: Nhật Bản là một nước nhỏ, nhưng mỗi vùng lại có những biến thể và khẩu vị khác nhau về ẩm thực. Ví dụ tiêu biểu là ramen được nấu rất khác nhau ở các vùng như Hokkaido, Kitakata, Hakata…
Thành phần không thể thiếu là gia vị cá: Đồ ăn Nhật thường có rất nhiều nước dùng và đồ nêm làm từ cá. Súp miso, các loại rau luộc hay mì đều có gia vị cá, khiến món ăn ngon hơn.
Ẩm thực Nhật Bản có lịch sử và văn hóa: Cũng như đồ ăn ở các nước khác, đồ ăn Nhật có lịch sử và văn hóa riêng của nó. Sushi, tempura, mì soba bắt đầu có từ thời kỳ Edo. Nghệ thuật ẩm thực kaiseki và shojin có lẽ còn lâu đời hơn nữa. Bạn có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa từ chính những món ăn.
 
Triết lý trong ẩm thực Nhật Bản: Món ăn Nhật Bản hầu hết đều tuân theo một triết lý chung là "tam ngũ" gồm ngũ pháp, ngũ sắc, ngũ vị. Ngũ pháp gồm chiên, hấp, ninh, nướng và sống. Ngũ sắc sẽ có các màu đỏ, đen, trắng, xanh và vàng. Với ngũ vị sẽ gồm: Chua, cay, mặn, đắng và ngọt. Đặc biệt khác với nhiều nước, ẩm thực Nhật Bản chú trọng đến hương vị tinh khiết từ nguyên liệu món ăn như đậu nành, cá, rong biển, rau củ và gạo, hạn chế việc sử dụng các loại gia vị. Các món ăn được người đầu bếp sắp xếp tinh tế và đầy khéo léo, hài hòa giữa màu, mùi và vị.
Ý nghĩa văn hóa Nhật Bản thể hiện qua ẩm thực
Một lời chúc nhân dịp năm mới như rượu sake để trừ tà khí, kéo dài tuổi thọ, đậu phụ với lời chúc mạnh khỏe, chúc cho gia đình luôn đông vui với món trứng cá tuyết nướng. Tôm tượng trung cho sự trường thọ, sống lâu. Sushi cá tráp biển thay cho lời chúc sung túc thịnh vượng,...
 
Phép lịch sự trên bàn ăn
Đối với văn hóa ẩm thực Nhật Bản, họ thường nói “itadakimasu” trước khi dùng cơm. Nó có nghĩa là "xin mời"như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho bữa cơm đó. Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu “gochiso sama deshita” - có nghĩa “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Khi rót rượu sake sẽ rót cho người khác và chỉ rót cho chính mình khi đã dốc cạn chai.
 
Món đạm chính được sử dụng thường chủ yếu là cá
Lý do lớn nhất là bởi vị trí địa lý của đất nước này, một nơi được bao quanh hoàn toàn là biển. Khẩu phần ăn hàng ngày của người Nhật có rất ít thịt, càng không có nhiều dầu và bơ sữa. Bên cạnh cá, việc sử dụng xì dầu, đậu hũ (miso) và mận ngâm muối (umeboshi) khá là phổ biến. Những món ăn truyền thống của Nhật Bản sẽ có hương vị đặc trưng được tạo bởi sự kết hợp các loại gia vị, đặc biệt trong những món nướng hoặc om.
 
 
Hiểu về tầm quan trọng của việc nêm nếm gia vị, bày đĩa và việc sử dụng nhiều cá trong nấu ăn, ta có thể hiểu tạo sao sushi là nhân tố quan trọng bậc nhất trong ẩm thực Nhật Bản. Một bữa sushi sẽ luôn được trình bày ở hình thức hoàn hảo nhất, bởi lẽ những bậc thầy về sushi tin rằng chúng ta không chỉ ăn sushi bằng miệng, mà còn bằng mắt. Một đầu bếp sushi theo truyền thống sẽ được huấn luyện khoảng 10 năm trước khi có thể phục vụ tại nhà hàng. Trong suốt quá trình rèn luyện khắc nghiệt đó, họ học được tầm quan trọng của việc sử dụng cá tươi (đặc biệt đối với những đầu bếp bản xứ) và lưỡi dao cắt sushi phải được mài sắc mỗi ngày như đối với samurai vậy.
 
Người Nhật thưởng thức món ăn bằng cả 5 giác quan
Nếm, sờ, nhìn, nghe, ngửi, tất cả đều có vai trò trong việc nấu ăn. Sự nhãn mãn rất quan trọng, một đĩa thức ăn có thể được sắp xếp như một bức tranh phong cảnh, với những nguyên liệu có thể đánh thức mọi giác quan. Âm thanh khi rót rượu sake hay tiếng sủi bọt của nồi lẩu, hoặc thậm chí tiếng ai đó xì xụp ăn bát mì soba, tất cả đều mang lại sự thỏa mãn khi thưởng thức món ăn. “Bạn tận hưởng hương vị của món ăn nhiều hơn khi bạn tạo ra âm thanh khi ăn” – Đầu bếp nổi tiếng Nhật Bản Hata đã nói.
Hãy tận hưởng kết cấu của món ăn. Một người đầu bếp làm ra miếng sushi bằng tay đã nói rằng bạn nên dùng tay cầm miếng sushi lên để ăn, không phải vì vị của nó sẽ ngon hơn, mà khi đó bạn đã tạo ra sự tiếp xúc giữa bạn – người ăn và người đầu bếp. Đó gần như là một mối liên kết của tâm hồn thể hiện qua món ăn ấy.
 
Ngắm nhìn màu sắc của món ăn
Đỏ và vàng biểu tượng cho sự ấm áp và có thể kích thích sự thèm ăn. Xanh lá cây là một màu khá ổn định, an toàn và yên tĩnh. Màu trắng thể hiện sự sạch sẽ và trong sáng, trong khi màu đen là sự khỏe mạng – “màu của sức khỏe”. Sự cân bằng của những màu sắc ấy trong món ăn là rất quan trọng.
 
Một số món ăn Nhật Bản được truyền bá trong xã hội hiện nay là dạng thức được Tây hóa của những món ăn truyền thống . Tuy nhiên, rất nhiều đầu bếp và nhà hàng vẫn sử dụng những nguyên liệu, làm theo những bước chỉ dẫn như thông lệ khi chuẩn bị và tạo nên những món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp mà khắp nơi ai ai cũng đều yêu thích.
 
Tags:

Tours đặc biệt của chúng tôi

Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
Tour du lịch Đà Nẵng
Tour du lịch Nha Trang

 

Powered By ICT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DVDL QUỐC ANH © 2024 by ICT Group All reversed.