>>> Cẩm nang du lịch Côn Đảo toàn diện từ A đến Z
Đáp chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất kéo dài 45 phút đưa đoàn chúng tôi đến sân bay Côn Đảo vào lúc 11 giờ. Anh DHV trẻ trung, năng động đặc biệt rất hài hước, đưa chúng tôi về khách sạn.Trên đường về, xe đưa chúng tôi đi qua những đoạn đường quanh co nằm lẫn giữa những vạc rừng xanh bạc ngàn, đi giữa cảnh núi non hùng vĩ, biển trời bao la, một cảm giác thư thái lâng lâng, ngập tràn niềm vui trong mỗi chúng tôi. Ngay chiều hôm đó, Đoàn chúng tôi đi tham quan một số địa điểm như: Nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu- nơi đặt án thờ và giới thiệu về thân thế, cuộc đời của Chị, nghĩa trang Hàng Keo- từng là nơi an nghỉ của hàng ngàn người tù, Cầu tàu 914- nơi ghi dấu truyền thuyết về 914 người tù đã ngã xuống khi xây dựng cầu tàu và Miếu Bà Hoàng Phi Yến, thứ phi của vua Nguyễn Ánh.
Đến gần 23 giờ đêm, như sự tri ân đối với những chiến sĩ cách mạng, những người tù yêu nước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Đoàn viếng Nghĩa trang Hàng Dương, chúng tôi đã nghe nói đến Nghĩa trang Hàng Dương trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên đến nơi đây, chúng ta mới thấy hết sự khốc liệt của chế độ nhà tù thực dân, đế quốc, thấy hết sự hy sinh của những chiến sĩ tù cách mạng. Những ánh đèn xanh nhạt trong đêm, tiếng nhạc du dương vừa trầm ấm, sâu lắng như những khúc nhạc cầu hồn tử sĩ, những que hương cháy mờ tỏ bên những nấm mồ, một cảm giác vừa bi thương oan khuất vừa dữ dội linh thiêng tràn ngập trong lòng mỗi chúng tôi. Nghĩa trang Hàng Dương hiện ra trước mắt với hàng ngàn ngôi mộ nằm nhấp nhô bên những hàng dương xanh mát, như vòng tay mẹ hiền bảo bộc, che chở cho 1.900 người con ưu tú của dân tộc đã yên nghỉ nơi đây.
Sau khi dâng hương tại đài tưởng niệm, Đoàn đã thắp hương mộ chị Võ Thị Sáu, AHLLVT, đồng chí Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư, Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và nhiều mộ khác. Viếng mộ chị Võ Thị Sáu, khi đứng trước mộ Chị, nhìn bức di ảnh được tạc bằng đá trắng, với hình ảnh lá cờ Đảng và cờ Tổ Quốc đang tung bay, sự trắng trong, khí phách dũng cảm của người con gái miền Đất Đỏ hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Hình ảnh Chị Sáu khi mới 16 tuổi đã làm bao kẻ thù run sợ và hy sinh anh dũng khi tuổi đời chưa tròn 19 tuổi đã làm nhiều thành viên trong Đoàn phải khâm phục. Điều động lại trong mỗi chúng tôi là khi đến Nghĩa trang Hàng Dương là nhìn thấy rất nhiều ngôi mộ vô danh. Tất cả họ đều đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc khi tuổi đời còn rất trẻ, họ chưa được trả lại tên tuổi, nhưng trong mỗi chúng tôi đều thiết nghĩ tên họ đã hòa cùng tên của đất nước. Có lẽ vì vậy, nên dù đêm đã về khuya, các thành viên trong Đoàn, ai cũng mong muốn đi xa hơn nữa để thắp lên nấm mộ liệt sĩ những nén hương trầm, làm ấm lòng các chiến sỹ. Đây cũng là cách để Đoàn thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của những liệt sĩ thầm lặng cho ngày toàn thắng của đất nước.
Ngày thứ 2, theo lịch trình Đoàn tham quan Nhà Trưng bày Côn Đảo (Nhà chúa đảo) dưới sự hướng dẫn của Thuyết minh viên chúng tôi được giới thiệu tổng quan về Côn đảo, về vị trí địa lý, đặc điểm, khí hậu, con người, lịch sử của mảnh đất này. Nơi đây cũng trưng bày các hình ảnh đấu tranh anh dũng của những người tù yêu nước qua các thời kỳ như bác Tôn Đức Thắng, bác Lê Duẩn, đồng chí Lê Hồng Phong, Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, Liệt sỹ AHLLVTND Lưu Chí Hiếu... Rời Nhà Trưng bày, theo chân Thuyết minh viên, Đoàn vào thăm trại tù Phú Hải trại giam đầu tiên được xây dựng tại Côn Đảo, nơi lưu đày những người tù đầu tiên lên đảo. Sau đó, Đoàn thăm quan Trại Phú Tường nơi có Chuồng Cọp Pháp nổi tiếng. Tiếp đến, Đoàn đến thăm trại Phú Bình, nơi có chuồng cọp Mỹ. Sau đó, Đoàn thăm quan thêm một vài di tích như: khu biệt lập chuồng bò, di tích Vân Sơn Tự một di tích lịch sử đã được xếp hạng, di tích lịch sử cuộc võ trang vượt ngục của 198 người tù lao động khổ sai và Cảng Bến Đầm...
Đoàn chúng tôi phần lớn là lần đầu đến với Côn Đảo. Với 113 năm cai trị của chế độ thực dân, đế quốc, Côn Đảo được ví như là địa ngục trần gian; những cái tên trại tù Phú Hải, trại Phú
Tường hay còn gọi chuồng cọp Pháp, trại giam Phú Bình hay còn gọi chuồng cọp Mỹ, khu biệt lập chuồng bò... mà từ trước đến nay chúng tôi chỉ được nghe, được học qua sách báo, tranh ảnh thì giờ đây nó đang hiển hiện, như những bằng chứng sinh động tố cáo tội ác của thực dân, đế quốc. Hình ảnh những phòng giam tập thể với cùm sắt, dây kẽm gai, xà lim đá ngột ngạt, chuồng cọp, hầm xay lúa... với những đòn tra tấn dã man như: Rắc vôi bột, tạt nước để thân thể người tù lở loét, đến cách thức tắm nước lạnh, dơ bẩn vào mùa đông hay như ngâm thân thể người tù dưới hầm phân bò…và những câu chuyện mà thuyết minh viên đã kể cho chúng tôi nghe đều phải rùng mình, căm phẫn. Trong đoàn ai cũng xúc động khi tận mắt nhìn thấy nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng bằng một hệ thống các nhà tù hết sức dã man của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong số những tù chính trị bị giam cầm có những tên tuổi mãi gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam như: Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh, Tôn Đức Thắng, Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, chị Võ Thị Sáu,... cùng biết bao chiến sĩ cách mạng, những cái tên đã đi vào lịch sử.
Tuy nhiên, dù ở nơi tận cùng của nổi đâu, dù chịu khổ sai, nhục hình, đói khát và bệnh tật hành hạ ngày này qua ngày khác, kẻ thù vẫn không khuất phục được ý chí sắc đá của những chiến sĩ cách mạng, người tù yêu nước và chính từ nơi địa ngục trần gian ấy, những chiến sĩ cách mạng vẫn nuôi dưỡng ý chí, niềm tin, vẫn sáng ngời khát vọng được sống, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, họ biến nơi đây thành trường học cách mạng, là nơi rèn luyện khí tiết của mình để đương đầu với kẻ thù.
Buổi chiều, Đoàn đến viếng Miếu Cậu, nơi thờ Hoàng tử Cải, con trai của Vua Nguyễn Ánh và bà Hoàng Phi Yến. Điểm thăm quan cuối cùng là bãi tắm Đầm Trầu, một bãi tắm hoang sơ chưa bị khai thác với làn nước trong xanh và bãi cát vàng...Một ngày với rất nhiều điểm đến thăm quan tại các di tích lịch sử, các thắng cảnh nổi tiếng của Côn Đảo nhưng các thành viên trong Đoàn đều vẫn mong muốn khám phá nhiều hơn nữa, để cùng trải nghiệm, chiêm nghiệm về lý tưởng sống qua chuyến hành trình về nguồn đầy ý nghĩa.
Ngày thứ 3: Sau khi ăn sáng tại khách sạn, chúng tôi tự do đi chợ côn đảo. Tại đây tôi gặp cụ giá, cụ cho biết cụ đã sống ở đó 50 năm, cụ đến hòn đảo này vào năm 1960, lúc đó ở đây chỉ có tù nhân.
Dân số hiện nay ở Côn Đảo là 6.000 người. Có hơn 20.000 người đã thiệt mạng trong hai cuộc chiến tranh. Nó có nghĩa là số lượng người chết cao hơn gấp ba lần.
Côn Đảo vẫn còn rất hoang sơ, khách du lịch ghé thăm hòn đảo này ít hơn các điểm tham quan khác tại Việt Nam. Trong chuyến đi 3 ngày của tôi, tôi thấy chỉ có 3 người phương Tây và rất ít khách du lịch Việt Nam. Hy vọng, Côn Đảo sẽ là điểm đến hấp dẫn mà chúng ta hướng tới trong tương lại.
Một điểm nổi bật trong chuyến đi của tôi là các món ăn địa phương. Tôi đã được thưởng thức rất nhiều loại hải sản, nhưng ấn tượng với tôi nhất vẫn là ốc vú nàng. Ấn tượng ngay từ cái tên, và khi thưởng thức thì thật tuyệt nó là cảm giác khó quên. Ngoài ra cũng cón rất nhiều món ăn ngon rẻ tại đây, như mực, cá thu một nắng, ghẹ…Và có lẽ ngoài đảo nên các loại rau dường như hạn chế hơn.
Tất cả những người tôi gặp trên đảo Côn Sơn đến từ các vùng khác nhau của Việt Nam, nhưng hầu hết trong số đó là từ đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Bắc như Nam Định,Thái Bình…họ đến đây sinh sống và lập nghiệp tại vùng đất thiêng này.
Đúng 13 giờ chuyên cơ ATR 72 đưa chúng tôi trở về đất liền, tạm biệt Côn Đảo, tạm biệt hơn 27 ngàn người đang sống và mãi mãi an nghỉ tại nơi đây, chúng tôi trở về đất liền nhưng trong lòng vẫn còn bồi hồi lưu luyến. Chúng tôi đến đây với tất cả tấm lòng biết ơn sâu nặng và vô cùng khâm phục đối với biết bao đồng chí, đồng bào chỉ bằng khối óc, trái tim và lòng dũng cảm mà đã hiên ngang đương đầu với những gông cùm, xiềng xích, ngục tù với những ngón đòn tra tấn tàn khốc của kẻ thù, đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam muôn đời.
Thay mặt cả đoàn, tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị tổ chức Công ty DL Quốc Anh đã tổ chức chương trình thật sự ý nghĩa cho đoàn, chúc công ty ngày một thịnh vượng hơn!