Du khách khi tới tour du lịch Đà Nẵng chắc chắn sẽ không bỏ qua để tới thăm quan quần thể di tích danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn trong đó có Động Âm Phủ nổi tiếng về sự huyền bí.
Đến Ngũ Hành Sơn, vào thăm động Âm Phủ sẽ cho ta cái nhìn khái quát về một thế giới tồn tại giữa Ác và Thiện. Cái Ác sẽ bị trừng phạt, cái Thiện sẽ được thăng hoa. Chuyện Âm Phủ là bài học Nhân – Quả, răn đe con người nên làm điều lành, tránh điều dữ, biết hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một thế giới hòa bình, an vui và hạnh phúc.
So với các hang động khác ở các tỉnh phía Bắc, động Âm Phủ và các hang động khác tại Ngũ Hành Sơn đều có lỗ hổng thông ra bên ngoài, vì thế quanh năm khô ráo, có gió lùa mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18-20oC nên lúc nào cũng thấy mát lạnh, dễ chịu. Điều đáng nói là tất cả lối đi, hang động, ngóc ngách… ở đây hoàn toàn do bàn tay thiên nhiên kiến tạo, như là sắp đặt sẵn chờ con người thêm vào một số hình tượng bằng đá cẩm thạch để biến nơi này thành một hang động có tên gọi phù hợp với hình thể của nó là động Âm Phủ.
Cửa động Âm Phủ và cầu Âm Dương bắc qua sông Nại Hà
>>>> Xem thêm: Tour du lịch Đà Nẵng - Hội An 4 ngày 3 đêm
Ta bước xuống Âm Phủ – Ngũ Hành Sơn không phải để xuống 10 tầng địa ngục, mà là để cảm nhận từ lòng đất này một nguồn suối nhiệm mầu nuôi dưỡng cho sự sống, để sống đẹp hơn, thiện hơn và thật hơn.
Động Âm Phủ nằm trong lòng Thủy Sơn, vòm động cao, có chỗ cao từ 45m đến 50m. Đây là động tự nhiên nhưng các hình đá thế hang lại ngẫu nhiên ứng hợp với luật nhân quả của nhà Phật, mô phỏng những cảnh giới mà con người sẽ được thọ hưởng hoặc bị quả báo sau khi chết.
Ngay cửa động có tường sa thạch, bên hữu là ông Thiện, bên tả là ông Ác. Thầy Thích Huệ Hưng - người chủ trì việc trùng tu, tôn tạo động Âm Phủ trong ba năm (2003 – 2006), cho rằng con người hành xử ở đời chung quy đều nằm trong hai nghiệp Thiện hoặc Ác. Nếu hành thiện sẽ được lên Thiên Thai Giới, tên một hẻm núi nằm bên trái đường vào hang. Nếu biết tu tâm dưỡng tánh, làm lành lánh dữ sẽ được về chầu Địa Tạng Vương Bồ tát tại Địa Tạng Bảo Tòa – nơi trang nghiêm, rộng thoáng nhất động. Nếu gieo ác nghiệp, tùy nặng nhẹ mà bị đày ải xuống 10 cảnh giới địa ngục, trong đó địa ngục A Tỳ là nơi thẳm sâu trong lòng động Âm Phủ.
Phán Quang Điện với chiếc cân Thiên Lý
Nhiều hình tượng trực quang có tính cách răn dạy con người gần thiện xa ác. Phán Quan Điện với chiếc cân Thiên lý cân nhắc công/ tội mỗi người, phía sau thân cân có khắc dòng chữ “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” (Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt). Giám Kính đài ở Minh Vương điện như con mắt soi xét chuyện lành dữ mỗi người mà thưởng hay phạt. Sám Hối đài với hình tượng hai bàn tay nâng đỡ trái tim lửa có chữ Tâm. Cuối hang là ngục A Tỳ, nơi có hình tượng Mục Kiền Liên, một vị chân tu đắc đạo, vì thương mẹ là Thanh Đề bị đày xuống vì gây nhiều ác nghiệp mà cất công đi cứu mẹ…
Ngục A Tỳ gắn với Phật tích Mục Liên Thanh Đề
Động Âm Phủ kết hợp hài hòa giữa triết lý dân gian và Phật giáo. Những truyền thuyết huyền bí bật lên từ những hình tượng thiên nhiên và con người tạo ra cốt không phải tạo cảm giác mạnh đối với người xem mà chủ yếu là chuyển đổi tâm tính con người, cải tà quy chánh, làm lành lánh dữ nhằm kiến tạo một giềng mối nhân luân tốt đẹp.
>>>>Sức hút du lịch Đà Nẵng trong dịp Hè 2015
>>>>Tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng
Tổng hợp: Du lịch Quốc Anh