Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang

Write By: Muiqa Published In: Việt Nam Created Date: 2015-08-31 Hits: 3058 Comment: 0

 Du lịch Hà Giang tìm hiểu nét đẹp của các dân tộc thiểu số vùng núi địa đầu của Tổ quốc.

Dân tộc Pà Thẻn là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Người Pà Thẻn còn tên gọi khác là Pá Hưng hay Tống. Các anh em khác thì gọi người Pà thẻn là Mèo Lai, Mèo Hoa, hoặc Mèo Dỏ.

 Theo truyền thuyết xưa của người Pà Thẻn kể lại rằng: Trước kia tổ tiên của họ ở vùng Than Lò (Trung Quốc), các dân tộc xung quanh gọi họ là Húng Dao hoặc là Thầu Dao. Người Pà Thẻn đi cư đến nước ta cách ngày nay khoảng từ 200 làm đến 300 năm, cùng với các nhóm người Dao khác ở nhiều đoạn và những thời điểm khác nhau. Truyện kể quá trình vượt biển di cư đến Việt Nam của ngừi Pa thèn ngày nay vẫn được các cụ già nhắc đến.

Đặc điểm kinh tế 

Trước kia, người Pà Thẻn sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, cây lương thực chính là lúa và ngô. Lúa cũng có nhiều loại, lúa tẻ ( mô ha la, mô cò nhà, mô ta tớ, mô nhơ) và lúa nếp (mô cằm đi, bôn tri, bù mẻ khó …) Trên một đám nương người Pà Thèn chỉ canh tác từ hai đến ba vụ, tùy theo độ màu mỡ của đất, thu hoạch xong lại bỏ hoang hóa, họ kéo nhau đi tìm vùng đất mới, tiếp tục với công việc phát nương làm rẫy. Công việc này sẽ do người già hoặc người lớn tuổi trong gia đình đảm nhiệm.

 Phương thức canh tác của người Pà Thèn là dùng gậy nhọn đầu (chà gia) để chọc lỗ gieo hạt, gậy có độ dài từ 2 mét đến 2.5 mét. Họ tra lúa sớm từ tháng ba đến tháng âm lịch đã cho thu hoạch, vài nơi cấy lúa muộn thì thu hoạch vào cuối tháng mười. Khi mùa lúa chín, dùng nhíp (a li chác) để cắt từng bông. Trên những đám ruộng nương nào mà không trồng lúa, thì được trồng khoai môn, khoai sọ, đậu, ngô, bầu bí và các loại rau.

 Tổ chức cộng đồng

 Các bản của người Pà Thẻn thường tập trung ở ven suối, thung lũng hoặc triền núi thấp. Có làng đông tới 30-40 nóc nhà. Những vùng còn lại ở rải rác dọc theo chân núi cạnh những dòng suối lớn. Nhà có ba loại: Nhà sàn, nhà nền đất và nửa sàn nửa đất. Loại nhà nền đất to lớn cột có kê đã phổ biến ở những vùng định canh định cư do tiếp thu văn hóa cấu trúc và của người Dao.

Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang

  Mỗi làng của người Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Trong làng có một dòng họ to nhất. Người Pà Thẻn nhận mình là con cháu của tám họ như (Phù, Tần, Táy, Hưng, Sinh…) ngoài ra còn là họ Bàn, họ Triệu. Mỗi họ có hai tên gọi, một theo âm Hán, và một được dùng giao tiếp xưng hô giữa những người đồng tộc, thí dụ họ Phù theo tiếng dân tộc Pà Thẻn là Ca Bồ, họ bình là Ca Sơ, họ Dừ là Ca Đo.

 Hôn nhân gia đình

 Xưa kia người Pà Thẻn còn nặng nề về nghi thức hôn nhân cưới xin phức tạp. Số tiền nhà gái thách cưới rất nặng. Người Pà Thèn có tục ở rể theo hạn định là 12 năm, ít nhất cũng là 6 năm, còn 6 năm sau có thể chấp nhận bằng tiền. Nếu gia đình đó mà khong có con trai thì chú rể đó phải ở hẳn bên nhà vợ. Người ở rể phải thờ ma họ vợ, chia ra làm hai phàn nửa con cái theo họ bố, nửa con cái theo họ mẹ.

Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang

 Văn hóa

Sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc Pà Thẻn khá phong phú, thể hiện qua kho tàng truyện cổ tích, các làn điệu dân ca, hát ru, các điệu nhảy múa, các loại nhạc cụ (khèn bè, đàn tầy nhậy, sáo trúc…)

 Trang phục

 Có đặc điểm tộc người đậm nét khác phong cách dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ hay khu vực. Cái độc đáo của trang phục Pà thẻn là ở trang phục nữ, được biểu hiện ở lối tạo dáng áo dài, cách dùng màu và lối mặc, tạo nên một phong cách riêng.

Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang

• Trang phục nam:

Nam thường mặc áo quần màu chàm. Đó là loại áo cánh ngắn xẻ ngực, quần lá tọa, giống phong cách trang phục các dân tộc Tày,...

•  Trang phục nữ:

Phụ nữ Pà thẻn đội khăn màu chàm quấn thành nhiều vòng trên đầu. Đó là lối đội khăn chữ nhất quấn thành mái xòe rộng như mũ, hoặc lối đội khăn hình chữ nhân giản đơn hơn cũng tạo thành mái nhơ ra hai bên mang tai. Áo có hai loại cơ bản là áo ngắn và áo dài. Áo ngắn xẻ ngực, cổ thấp, màu chàm, cổ làm liền với hai vạt trước. Áo này thường mặc với váy rộng nhiều nếpgấp, màu chàm. Áo dài là loại xẻ ngực, có thể gọi là áo lửng, cổ thấp liền hai vạt trước, khi mặc vạt phải đè chéo lên vạt trái, phía dưới của vạt phải nhọn xuống tạo thành vạt chính của thân trước. Ông tay và toàn bộ thân áo được trang trí với lối dùng màu nóng sặc sỡ. Áo này mặc với váy hở dệt thuê hoa văn đa dạng (hình thập ngoặc, hình quả trám...). Giữa eo thân áo được thắt dây lưng là loại được dệt thuê hoa văn. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức vòng cổ, vòng tay,... Cùng với áo và váy, phụ nữ có a thứ (vừa giống cái yếm vừa giống tạp dề). Nó được mang như mang tạp dề nhưng không có công dụng như tạp dề. Màu sắc chủ yếu trên phụ nữ là đỏ, đen, trắng. Hoa văn chủ yếu được tạo ra bằng dệt.

Ngày nay, người Pà Thèn đã có cuộc sống đủ ăn đủ mặc và tăng trưởng kinh tếm đi đôi với việc thực hiện chương trình 135-120 xóa đói giảm nghèo là một bước đi vững chắc cho tương lai, người Pà Thèn càng ra sức xây dựng cuộc sống mới và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 >>>Xem thêm Tour Du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm

>>>Xem thêm Tour Du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm

Tours đặc biệt của chúng tôi

Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
Tour du lịch Đà Nẵng
Tour du lịch Nha Trang

 

Powered By ICT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DVDL QUỐC ANH © 2024 by ICT Group All reversed.